Junsoo So Huyen
Cuộc hẹn giữa tôi và Thuận thường xảy ra vào ngày mười sáu, sau rằm hàng tháng. Dưới gốc xoan khẳng khiu, hoa xoan trắng muốt rơi rụng gần hết, bị người ta đạp dưới chân một cách chẳng hề thương tiếc.Mẹ tôi bảo trăng mười sáu là tròn nhất, đầy đặn nhất. Cũng bởi vậy mà khi Thuận tiến lại gần, gã gần như được bao trọn trong thứ ánh sáng bàng bạc ngây ngất. Bộ quần áo cũ kỹ nhàu nhĩ trên người cũng không thể tiềm tàng được vẻ lấp lánh toát ra từ cốt tủy, đã vậy còn được ánh trăng ưu ái điểm thêm muôn luồng sáng. Trông cái dáng dấp ngay thẳng đầu đội trời chân đạp đất của gã, tôi đã tự hỏi không biết bao nhiêu lần, cớ làm sao gã lại chọn nơi khỉ ho cò gáy như nơi đây làm chốn đầu thai cho kiếp người này.Ở cái chốn này, chẳng có thứ gì rẻ mạt khốn khổ hơn đám người ở, như tôi và Thuận vậy. Tôi ốm yếu hen suyễn từ nhỏ, thoát được kiếp chăn gia súc, bù lại tối ngày phải cắm mặt vào đám cây cỏ giống như mẹ tôi, thành thử nước da của tôi cũng xanh xao theo thứ màu của lá cây. Thuận thì khác. Gã bao giờ trông cũng vạm vỡ rắn rỏi, theo hình dung của đám người ở chung quanh chúng tôi, gã được cho là có thân hình đẹp nhất. Đôi khi đám chúng tôi còn ưu ái lấy gã, khó trách con gái ông chủ đồn điền lại nhìn trúng gã, mỗi lần nhìn gã đều thẹn đến mức má đỏ hây hây.Cũng bởi vì khỏe khoắn như vậy, gã được giao cho việc trông coi gia súc, sáng lùa dê đi chiều lùa dê về, ngày ngày rong ruổi trên những cánh đồng cỏ bất tận.Sở dĩ có việc chúng tôi hẹn nhau ngày mười sáu hàng tháng là bởi gã đang học lỏm ít bài vở từ chỗ tôi.Cái chốn này leo lét người, mà đám người ở là những kẻ thấp kém nhất. Cắt cỏ lùa dê thì học hành làm gì cho cam, thế nên chẳng có ông chủ đồn điền nào bị ấm đầu cho đám con nợ đi học cả. Nhưng mà sự đời lại như thế đấy. Cứ cái gì càng hiếm hoi thì người ta lại càng ra sức giành lấy cho bằng được, chứ mà nếu nhan nhản khắp nơi thì chẳng ai bạt mạng lai lưng ra làm, vừa há miệng chờ sung đã rụng ngay còn được nữa là.Kể cũng thật quái lạ, trong đám người ở, mẹ tôi là người duy nhất biết chữ, mà tài học của tôi bây giờ ban đầu cũng là được mẹ tôi dạy cho. Tôi chưa từng hỏi tại sao mẹ lại biết chữ và cũng chẳng bao giờ thắc mắc về việc đó. Xưa giờ, nếu mẹ tôi đã muốn nói cái gì thì tự nhiên sẽ nói cho tôi biết, còn nếu là điều mẹ muốn giữ kín thì tôi cạy miệng cũng không moi được tí thông tin đáo để gì từ bà.Bởi lẽ vậy, tôi lớn lên với việc tỉa tót vườn tược và thiêm thiếp dưới những trang sách mỏng như cánh ve. Thuận lấy làm ngưỡng mộ lắm. Gã luôn tự nhận mình là thằng chân đất cục mịch, một chữ bẻ đôi cũng không biết, nằng nặc đòi tôi dạy con chữ cho gã. Nghe gã lải nhải tự rẻ rúng bản thân mãi cũng chán, có lần tôi cười bảo: "Anh cục mịch thế mà con gái người ta vẫn thích anh đấy thôi." Gã hoảng hốt lắc đầu rồi giận lẫy tôi cả tuần.Thuận không thích người ta lấy việc cô con gái chủ đồn điền thầm mến gã để trêu ghẹo gã, đặc biệt nếu người đó là tôi thì gã sẽ giở trò im bặt mất tích không thèm để ý tới tôi nữa. Người làm thầy như tôi đây lại phải vắt giò đi tìm học trò, quả thực là rước nợ vào người! Từ đấy về sau, tôi không còn dám lấy điều này ra trêu chọc gã nữa.Thuận theo lời tôi mang tất cả giấy tờ chép chữ lại cho tôi xem. Gã giắt chúng trong lưng quần, lúc lôi ra còn suýt thì kéo tụt cả quần cả khố. Gã thẹn đến mức mặt đỏ rần, đứng đực ở một bên tay chân luống cuống, hết gãi đầu gãi tai rồi lại hỏi tôi có chữ nào sai không, điệu bộ lắp bắp, còn đâu dáng vẻ đĩnh đạc như ban đầu lúc gã đạp lên ánh trăng mà tới.Chữ của Thuận không tính là đẹp. Cốt cũng vì gã rèn chữ trong khi phải chăn thả lũ dê không biết nghe lời, và cũng bởi có những người trời sinh không phù hợp với việc ngồi một chỗ viết chữ. Tôi nghĩ, nếu ông chủ đồn điền mà ở đây chắc ông ta đã thẳng thừng nói mấy gã chăn dê tứ chi phát triển thường đi kèm với cái đầu rỗng tuếch.Cái lời phiến diện ấy thường được ông chủ đồn điền thốt ra mỗi khi có thằng chăn dê nào đó làm mất một hai con dê sau mỗi buổi chăn thả tự do. Mỗi lần như thế, ông ta lại quang quác gọi cả hàng họ, cả lũ người ở trong nhà răn đe giáo điều một lượt. Ông ta đánh xong rồi chửi, mắng rồi lại nhục, tôi nghe nhiều đến mức tai muốn mọc kén. Thành thử mỗi lời ông ta đem ra hành hạ tinh thần người khác đều khiến tôi bài xích, đương nhiên tôi căm ghét việc ông ta mặc nhiên coi những người lao động chân tay là ngu si đần độn, chỉ biết ra sức bán mình ở đợ.Nhìn nét chữ cứng cáp thô kệch của Thuận, tôi mỉm cười nói với gã: "Chữ sao người vậy." Nếu chữ của gã đẹp đẽ uốn lượn như trong sách thì tôi cần gì phải dạy gã nữa, mà nếu như thế thì tôi làm gì còn thấy cái cảnh mỗi tối mười sáu đều đặn hàng tháng, gã con trai một lòng hiếu học lại mang cả ánh trăng rạng ngời trên vai, chân lững thững bước đến chỗ tôi như hiện tại.Không thể không nói, tôi có niềm mê đắm với việc ngắm nhìn vạn vật dưới ánh trăng và cảnh tượng lúc nào cũng khiến tôi lưu luyến rạo rực nhất là dáng vẻ của Thuận vào ngày trăng tròn trịa nhất. Cớ làm sao thay vì thế giới muôn hình vạn trạng ngoài kia, thứ con người ta tâm niệm cất giấu lại luôn là con người, con người chứ chẳng phải thứ gì khác. Tôi tự hỏi điều gì đã làm nên nỗi tương tư? Phải chăng tương tư có thể lây truyền, truyền qua máu mủ ruột rà, từ đời này sang đời khác, cho tới khi nước giếng khơi cạn, sinh mệnh héo mòn mới thôi?Tôi kiểm chữ cho Thuận xong rồi thì gã cẩn thận cuộn lại xấp giấy bỏ vào lưng quần. Gã lại lôi trong túi quần vài viên ô mai bọc cẩn thận trong giấy báo đưa cho tôi. Mỗi lần gã đến đều đem cho tôi đủ thứ đồ. Có khi là đồ ăn, có khi là đồ chơi, có khi gã còn mang hoa tươi đến. Gã nói gã tiện tay hái ở bên đường lúc đi chăn dê nhưng tôi biết ở cái chốn này, nếu không có bàn tay của đám người ở chúng tôi thì cỏ còn chẳng mọc được chứ đừng nói là hoa.Tôi không gặng hỏi hoa từ đâu ra, nhưng tôi đã trộm vui vẻ rất lâu. Giống như khi biết được bí mật của kẻ khác mà kẻ đó lại ngây thơ nghĩ rằng người kia chẳng biết tí tẹo gì vậy. Sự huyền diệu trong đó khiến tôi lấy làm kiêu hãnh. Và rồi cũng bởi chẳng hề vạch trần một lời lấp lửng qua loa như vậy, sự kiêu hãnh khi đó là mầm mống cho những sụp đổ về sau.Bắt đầu từ việc, Thuận nói với tôi, mong ước lớn nhất của gã là có thể rời đồn điền này. Gã đã chán ngấy cái nhà tù khổng lồ giam cầm gã từ nhỏ đến lớn. Gã muốn được tự do, tự do làm những thứ gã chưa được làm bao giờ.Gã hỏi tôi có cách nào hay không, tôi điềm nhiên cười với gã:"Nếu tôi có thể thì còn đợi anh ước với tôi hay sao?"Cái suy nghĩ ấy cứ canh cánh trong lòng gã, dăm ba hôm gã lại kể cho tôi nghe chuyện gã đi chăn dê đã đi xa đến mức nào. Rằng gã đã ngửi thấy mùi bơ thơm lừng từ đồn điền kế bên, hỏi tôi rằng có phải mỗi đồn điền người ta chuyên phụ trách một món thực phẩm khác nhau hay không? Giống như ở đây thì thịt dê được ưa chuộng vô cùng, tất cả chúng tôi đều vì những con dê này mà ở lại vậy.Gã thủ thỉ rằng, rồi sẽ có một ngày gã được nếm vị bơ thơm ngậy ấy, một ngày gã sẽ có thể như những chú chim, tự do vùng vẫy bất kỳ khoảng trời nào mà gã thích và để ngỏ cho tôi một vị trí đồng hành cùng gã.Rồi một lần, gã đã mang đến những xấp giấy trắng phau, chưa hề động bút luyện chữ. Tôi cả giận, sự kiên nhẫn với những lời ong tiếng ve của gã đã cạn kiệt gần hết, lần đầu tiên tôi tỏ vẻ ngạo mạn kẻ cả nói với gã:"Anh tưởng biết mấy con chữ thì giỏi giang lắm phỏng? Không có tôi anh còn khướt mới được như giờ."Như sét đánh ngang tai, gã ngây ra như phỗng, còn tôi sau cơn nóng giận thì hối hận cũng rất nhanh kéo đến. Ngẫm lại lời này thì có khác nào những tràng mắng chửi của ông chủ đồn điền dành cho đám người ở đâu chứ. Mà tôi thậm chí còn chẳng phải ông chủ đồn điền, lấy tư cách gì ở đây giáo huấn bọn gã, đúng là mắt cao hơn trời, không biết tự lượng sức mình.Sau cùng, Thuận nói với tôi:"Hóa ra em không thương anh, thế mà anh cứ tưởng..."Nét mặt gã bàng hoàng, đau đớn khôn tả, giống như đang bay lượn trên bầu trời thì bị ném phựt xuống đất một cách tàn nhẫn. Gã còn nói gã đã dự trù kế hoạch bỏ trốn, còn muốn dẫn tôi và mẹ đi cùng. Gã đã tìm được cách rồi, chỉ cần có thể thuyết phục được tôi thì gã sẽ chẳng ngần ngại bất cứ khó khăn nào, kể cả có phải bỏ mạng thì cũng phải giành lấy sự tự do mà chúng tôi khao khát bấy lâu.Gã nói bằng giọng run rẩy, dường như thêm không thể nhìn thêm khuôn mặt của tôi thêm nữa. Ắt hẳn khi đó gã nhìn thấy khuôn mặt của loài rắn rết ác độc trên người tôi, gã lập tức đi ra khỏi cửa, lần này ánh trăng vẫn vô cùng ưu ái dẫn đường cho gã, nhưng là đường đi cách xa tôi càng xa càng tốt. Tôi vội vã hốt hoảng gọi với theo gã, nhận ra bóng dáng gã đã mất hút vào trong khung cảnh, tôi chẳng thể bắt lấy được nữa.Sâu trong tôi, tôi vẫn tự thấy mình hơn những người ở khác một bậc, một chữ "thương", hai chữ "tương tư" không thể làm thay đổi những suy nghĩ ấy. Cũng giống như việc dù tôi chán ghét nơi này đến cùng cực nhưng lại chưa bao giờ nung nấu ý định rời đi....Ngày mười sáu của những tháng sau đấy, tôi vẫn thường đứng dưới gốc xoan, chỉ là Thuận không còn tới nữa. Mẹ tôi thở dài thườn thượt, nói tôi ngốc nghếch. Tôi liền hỏi mẹ, nếu bây giờ được rời đi thì mẹ có đi khỏi nơi này hay không? Mẹ tôi không trả lời, nhưng tôi biết đáp án của bà.Mẹ tôi, người phụ nữ mà tôi cho rằng bí ẩn nhất trên đời, chắc chắn sẽ sống chết với mảnh đất này đến cùng. Mà tôi vừa hay lại là kẻ kế thừa ý chí này của mẹ.Lần duy nhất mẹ tôi tiết lộ chuyện xưa của mình, tôi đã đoán được nguyên nhân sâu xa, rằng mẹ tôi ôm hận với người đàn ông đã bỏ rơi mẹ. Khi đó, ông chủ đồn điền còn chưa là ông chủ đồn điền, chỉ là một kẻ du đãng nay đây mai đó, đã cưu mang bà cùng đứa con sắp chào đời là tôi, đổi lại bà mang tất cả vốn liếng của mình trao cho ông ta: cách định cư, nuôi trồng gia súc, chăm sóc đồng cỏ, biến ông ta thành một địa chủ nức tiếng.Mẹ tôi không cầu mong gì nhiều, thậm chí còn chấp nhận thân phận người ở, bám rịt lấy đồn điền, nuôi dưỡng nên tôi của hiện tại. Chẳng
trách, tôi luôn được cho là sống sung sướng hơn người khác, được học hành tới nơi tới chốn, chẳng phải làm việc nặng nhọc là bao. Chẳng có đứa trẻ nào ở đồn điền sung sướng như tôi còn có thời gian dạy chữ cho người khác. Kẻ không chịu cảnh áp bức, làm sao hiểu được vì sao người ta luôn vùng lên, lại khao khát mấy chữ tự do đến vậy? Kẻ không chịu cảnh áp bức, bảo sao lại tự cảm thấy hơn người, sẵn sàng coi khinh người khác như tôi vậy?Ngày mười sáu nửa năm sau, tôi tham dự lễ cưới của con gái ông chủ đồn điền. Nhìn chú rể sóng vai bên cô dâu tôi chẳng lấy làm ngạc nhiên. Thuận vốn ưa nhìn, mà gã bây giờ được đi đây đi đó, mở mang đầu óc, đã rất khác anh chàng nhìn tôi cười hềnh hệch vì viết sai nét chữ nữa rồi.Tôi ngồi ở bàn ăn cùng mẹ, vừa ăn vừa nhấp rượu hoa quả mà quên mất rằng tửu lượng của tôi tệ hại vô cùng. Trong lúc cô dâu đang tươi cười đón khách, có ai đó đã lại gần chỗ tôi ngồi xuống. Tôi ngờ vực ngoảnh mặt sang, phát hiện người tới là Thuận thì lại vùi đầu ăn tiếp. Gã cướp lấy đôi đũa của tôi rồi ném đi. Tôi hậm hực:"Ông chủ tương lai, sau này còn nhờ anh để tôi dạy bọn trẻ con đọc sách, đừng keo kiệt một bữa cơm như vậy."Thuận nhìn tôi rất lâu, rốt cuộc nói với tôi:"Cậu đúng là kẻ vô tình.""Còn anh là kẻ có tình, cưới cô ta." Tôi chỉ vào cô dâu. "Đây là cách anh đòi tự do cho mình? Ồ, tôi không hề có ý khiếm nhã đâu. Nhưng ít nhất, nếu là tôi, tôi sẽ không chọn như anh."Thuận không giận vì mấy câu khinh thường của tôi dành cho gã, gã cười, đuôi mắt ráo hoảnh:"Tôi có bao giờ được chọn cơ chứ. Từ lúc ra đời, tôi đã không được chọn nơi mình sinh ra rồi."Lời nói sắc như dao đó đâm vào tim tôi ngay tắp lự. Ai mà biết được, tôi đã có những suy nghĩ như vậy từ lâu, mỗi khi nhìn gã bước đi dưới ánh trăng dát bạc, tôi đã mường tượng rằng nếu Thuận đầu thai vào kiếp nhân sinh khác, cuộc đời gã đã chẳng đi đến mức như hiện tại. Tôi sóng vai cùng Thuận ngồi nhìn cô dâu tưới tắn xởi lởi tiếp khách. Đoạn tôi nghĩ, có lẽ Thuận đã đúng. Đấy là tự do mà gã mong ước, tự tay gã giành được. Tôi không có mưu cầu đó thì cũng chẳng thể nào dập tắt của người khác.Nhìn xem, tôi gọi người ta là ông chủ tương lai, chứ từng phút từng giây, có khi nào tôi không tự cho mình là kẻ bề trên đâu chứ? Ngày mười sáu trăng tròn đầy nhất, nhưng giữa tôi và Thuận luôn là mảnh trăng khuyết, có bao giờ viên mãn....Hết.Lời tác giả:Sơn thương Thuận, nhưng đồng thời lại coi thường anh. Nó liên quan đến mâu thuẫn giai cấp, như Sơn nói ẻm luôn tự cho mình là kẻ bề trên vậy. Lần này mình đánh góc nhìn lên Thuận nhiều hơn, đời anh khốn khổ ròi còn gặp em người yêu mang máu "quý tộc". Vì tư tưởng khác nhau và cũng bởi sự thiếu thấu hiểu của Sơn nên anh đã theo đuổi tự do của mình. Cưới con gái của địa chủ chưa chắc giúp anh thoát khỏi ngục tù, nhưng chắc chắn anh sẽ được làm những điều chưa bao giờ làm trước đây. Chẳng có gì sai cả.Còn Sơn, mọi người phải hiểu rằng, tuy bề ngoài là người ở, nô lệ, nhưng thực chất em chẳng khác quý tộc là bao. Suy nghĩ của em y như đúc ra vậy, chẳng qua là có tình người hơn thôi. Mình viết về tình êu mà sao thích đánh đố bản thân quớ =))) nhưng tình êu không thì bị chán ấy, phải thêm tí màu mè vào nữa mới chịu.
trách, tôi luôn được cho là sống sung sướng hơn người khác, được học hành tới nơi tới chốn, chẳng phải làm việc nặng nhọc là bao. Chẳng có đứa trẻ nào ở đồn điền sung sướng như tôi còn có thời gian dạy chữ cho người khác. Kẻ không chịu cảnh áp bức, làm sao hiểu được vì sao người ta luôn vùng lên, lại khao khát mấy chữ tự do đến vậy? Kẻ không chịu cảnh áp bức, bảo sao lại tự cảm thấy hơn người, sẵn sàng coi khinh người khác như tôi vậy?Ngày mười sáu nửa năm sau, tôi tham dự lễ cưới của con gái ông chủ đồn điền. Nhìn chú rể sóng vai bên cô dâu tôi chẳng lấy làm ngạc nhiên. Thuận vốn ưa nhìn, mà gã bây giờ được đi đây đi đó, mở mang đầu óc, đã rất khác anh chàng nhìn tôi cười hềnh hệch vì viết sai nét chữ nữa rồi.Tôi ngồi ở bàn ăn cùng mẹ, vừa ăn vừa nhấp rượu hoa quả mà quên mất rằng tửu lượng của tôi tệ hại vô cùng. Trong lúc cô dâu đang tươi cười đón khách, có ai đó đã lại gần chỗ tôi ngồi xuống. Tôi ngờ vực ngoảnh mặt sang, phát hiện người tới là Thuận thì lại vùi đầu ăn tiếp. Gã cướp lấy đôi đũa của tôi rồi ném đi. Tôi hậm hực:"Ông chủ tương lai, sau này còn nhờ anh để tôi dạy bọn trẻ con đọc sách, đừng keo kiệt một bữa cơm như vậy."Thuận nhìn tôi rất lâu, rốt cuộc nói với tôi:"Cậu đúng là kẻ vô tình.""Còn anh là kẻ có tình, cưới cô ta." Tôi chỉ vào cô dâu. "Đây là cách anh đòi tự do cho mình? Ồ, tôi không hề có ý khiếm nhã đâu. Nhưng ít nhất, nếu là tôi, tôi sẽ không chọn như anh."Thuận không giận vì mấy câu khinh thường của tôi dành cho gã, gã cười, đuôi mắt ráo hoảnh:"Tôi có bao giờ được chọn cơ chứ. Từ lúc ra đời, tôi đã không được chọn nơi mình sinh ra rồi."Lời nói sắc như dao đó đâm vào tim tôi ngay tắp lự. Ai mà biết được, tôi đã có những suy nghĩ như vậy từ lâu, mỗi khi nhìn gã bước đi dưới ánh trăng dát bạc, tôi đã mường tượng rằng nếu Thuận đầu thai vào kiếp nhân sinh khác, cuộc đời gã đã chẳng đi đến mức như hiện tại. Tôi sóng vai cùng Thuận ngồi nhìn cô dâu tưới tắn xởi lởi tiếp khách. Đoạn tôi nghĩ, có lẽ Thuận đã đúng. Đấy là tự do mà gã mong ước, tự tay gã giành được. Tôi không có mưu cầu đó thì cũng chẳng thể nào dập tắt của người khác.Nhìn xem, tôi gọi người ta là ông chủ tương lai, chứ từng phút từng giây, có khi nào tôi không tự cho mình là kẻ bề trên đâu chứ? Ngày mười sáu trăng tròn đầy nhất, nhưng giữa tôi và Thuận luôn là mảnh trăng khuyết, có bao giờ viên mãn....Hết.Lời tác giả:Sơn thương Thuận, nhưng đồng thời lại coi thường anh. Nó liên quan đến mâu thuẫn giai cấp, như Sơn nói ẻm luôn tự cho mình là kẻ bề trên vậy. Lần này mình đánh góc nhìn lên Thuận nhiều hơn, đời anh khốn khổ ròi còn gặp em người yêu mang máu "quý tộc". Vì tư tưởng khác nhau và cũng bởi sự thiếu thấu hiểu của Sơn nên anh đã theo đuổi tự do của mình. Cưới con gái của địa chủ chưa chắc giúp anh thoát khỏi ngục tù, nhưng chắc chắn anh sẽ được làm những điều chưa bao giờ làm trước đây. Chẳng có gì sai cả.Còn Sơn, mọi người phải hiểu rằng, tuy bề ngoài là người ở, nô lệ, nhưng thực chất em chẳng khác quý tộc là bao. Suy nghĩ của em y như đúc ra vậy, chẳng qua là có tình người hơn thôi. Mình viết về tình êu mà sao thích đánh đố bản thân quớ =))) nhưng tình êu không thì bị chán ấy, phải thêm tí màu mè vào nữa mới chịu.
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenFull.Me